Tư vấn du lịch phượt, đặt phòng homestay ở Cát Bà
Ảnh – Jinm.Boki |
Tương truyền xưa kia tên đảo là Các Bà, là hậu phương cho Các Ông theo Thánh Gióng đánh giặc Ân. Ở thị trấn Cát Bà hiện nay có đền Các Bà. Các bản đồ hành chính thời Pháp thuộc (như bản đồ năm 1938) còn ghi là Các Bà. Như vậy có lẽ tên gọi Các Bà đã bị đọc chệch thành Cát Bà.
Trước đây đảo Cát Bà thuộc huyện Cát Bà, năm 1977 mới sáp nhập với huyện Cát Hải thành huyện Cát Hải mới. Trước đây đảo thuộc tỉnh Quảng Yên, sau thuộc khu Hồng Quảng, đến năm 1956 mới chuyển về thành phố Hải Phòng. Thị trấn Cát Bà hiện nay là huyện lị huyện Cát Hải. Trước năm 1945, thị trấn Cát Bà là phố Cát Bà, rồi đại lý Cát Bà thuộc huyện Cát Hải, tỉnh Quảng Yên. Sau năm 1945, trở thành thị xã Cát Bà. Đến năm 1957 thị xã Cát Bà đổi thành thị trấn và huyện Cát Bà mới thành lập.
Nên đi du lịch Cát Bà vào thời gian nào ?
Thời gian thích hợp để đi Cát Bà là từ tháng 4-8 hàng năm (Ảnh – Nguyen Quang Sturdyboy) |
Với du khách miền Bắc thì thời điểm thích hợp nhất để đi Cát Bà chính là khi mùa hè đến, khoảng thời gian từ tháng 4-8 ở miền Bắc nhiệt độ lúc này cũng đã cao, có thể tắm biển được. Nếu không quan tâm lắm đến việc đi tắm biển, các bạn có thể đến Cát Bà vào khoảng tháng 9-11, lúc này thời tiết mát mẻ khá thuận lợi cho một số hoạt động như trekking, leo núi, chèo thuyền Kayak.
Phương tiện đi du lịch Cát Bà, đi lại trên đảo Cát Bà
Đến Cát Bà các bạn có thể di chuyển bằng xe đạp (Ảnh – Amaya Williams + Eric Schambion) |
Từ Hà Nội / Sài Gòn đến Hải Phòng
Từ Hà Nội bạn có thể lựa chọn phương tiện là xe khách chất lượng cao hoặc tàu hỏa để tới Hải Phòng. Xe khách chạy liên tục tại các bến Lương Yên, Gia Lâm. Tàu từ Hà Nội đi Hải Phòng một ngày có tất cả 4 chuyến vào lúc 6h-9h20-15h20-18h10 (giờ tàu chạy tại ga Long Biên, nếu đi từ ga Gia Lâm các bạn cộng thêm 15′).
Từ Sài Gòn các bạn có thể bay thẳng đến Hải Phòng (sân bay Cát Bi), hiện tất cả các hãng Vietnam Airlines, JetStar, VietJetAir đều có đường bay này.
Đi từ Hải Phòng – Cát Bà
Nếu bạn sử dụng phương tiện cá nhân
Bảng giờ chạy phà Đình Vũ – Ninh Tiếp và Bến Gót – Cái Viềng |
Từ Tp Hải Phòng các bạn có thể đi tới Cát Bà thông qua 2 tuyến phà Đình Vũ – Ninh Tiếp và Bến Gót – Cái Viềng. Hai phà này hiện có 6 phà lớn và 6 phà nhỏ, tổng số chuyến trong ngày là 37 chuyến. Phà ở bến Đình Vũ hoạt động từ 6h30 đến 17h (1h/chuyến), phà ở bến Gót hoạt động từ 6h-18h.
Từ Trung tâp Tp Hải Phòng các bạn hỏi đường đi cảng Đình Vũ, nếu đi từ Hà Nội các bạn cứ đi dọc theo đường cao tốc mới, hết đường cao tốc rẽ phải là ra cảng Đình Vũ. Từ đây các bạn mua vé qua phà, thời gian chạy khoảng 45 phút sẽ sang tới bên Cát Hải, chạy theo con đường thẳng từ phà lên khoảng 20 phút sẽ đến phà Bến Gót, bắt tiếp 1 lượt phà khoảng 20′ bạn sẽ sang tới Cát Bà. Từ đây còn khoảng gần 20km để về đến trung tâm Cát Bà nữa.
Bảng giờ chạy phà Tuần Châu – Cát Bà |
Lựa chọn khác là các bạn đi đường Tuần Châu (Quảng Ninh) qua tuyến phà Tuần Châu – Gia Luận, phà hoạt động với tần suất khoảng 45’/chuyến.
Nếu bạn sử dụng phương tiện công cộng
Từ Hải Phòng ra Cát Bà hiện tại có khá nhiều hãng tàu cao tốc hoạt động. Đi bằng cách này các bạn cũng có 2 lựa chọn
Bảng giờ chạy của Hadeco (Tàu cao tốc + xe bus) |
- Đi tàu cánh ngầm trực tiếp từ Hải Phòng ra Cát Bà, ưu điểm của lựa chọn này là thời gian di chuyển nhanh, nhược điểm là với những người không quen sẽ có thể bị sau sóng (do tàu chạy thẳng ra biển). Các tàu cao tốc này
- Đi tàu cao tốc + xe bus (tàu cao tốc tránh sóng) , phương án này hiện nay được khá nhiều người lựa chọn do tàu cao tốc chỉ chạy đến bến Cái Viềng, từ đây sẽ chuyển sang xe bus của hãng rồi di chuyển bằng đường bộ về Cát Bà
Đối với các bạn từ Hà Nội muốn đi thẳng ra Cát Bà, cách đơn giản nhất là các bạn mua vé Hà Nội – Cát Bà của Hoàng Long. Xe sẽ đón bạn tại Hà Nội (28 Trần Nhật Duật) rồi chạy thẳng về Hải Phòng, từ đây xe tiếp tục đưa bạn ra bến tàu Đình Vũ chuyển tiếp sang tàu cao tốc đi Cái Viềng. Từ bến Cái Viềng tiếp tục lên xe ô tô về thẳng trung tâm Cát bà. Chuyến sớm nhất trong ngày của Hoàng Long từ Hà Nội là 5h20, khoảng 10h sáng bạn đã có mặt tại Cát Bà.
Đi lại trên đảo Cát Bà
Trên đảo Cát Bà có khá nhiều lựa chọn về phương tiện đi lại cho các bạn. Với những địa điểm gần và ngay quanh thị trấn bạn có thể thuê xe đạp đôi, xe điện. Với những địa điểm xa hơn các bạn có thể đi xe ôm hoặc thuê xe máy cho chủ động, với đoàn đông người các bạn cũng có thể đi taxi.
Khách sạn nhà nghỉ tại Cát Bà
Khách sạn Little Cát Bà hơi xa trung tâm nhưng view thoáng và đẹp (Ảnh – Cùng Phượt) |
Ở Cát Bà hiện nay có hàng trăm khách sạn nhà nghỉ nằm rải rác trong thị trấn, nhiều nhất là ngay khu đường 1/4 ven biển, số lượng phòng hoàn toàn có thể đáp ứng được hàng chục nghìn khách du lịch. Giá khách sạn nhà nghỉ trong tuần (thứ 2-thứ 5) thường thấp hơn 50% so với giá cuối tuần (t6-CN), giá khách sạn trong mùa du lịch cao gấp đôi so với mùa bình thường. Chính vì vậy nếu có thể sắp xếp thời gian các bạn nên dành ra khoảng 2 ngày bình thường để khám phá và du lịch Cát Bà, vừa không đông vừa có thể tiết kiệm chi phí. Một kinh nghiệm khác cho các bạn để có thể chủ động về việc nghỉ ngơi là đặt phòng trực tuyến thật sớm qua hệ thống đặt phòng của Vnhomestay, đây là hệ thống đặt phòng khá uy tín trên thế giới, tuy nhiên để có thể đặt phòng sớm các bạn cũng cần có kế hoạch rõ ràng và chi tiết cho chuyến đi của mình.
Homestay Cát Bà
Đặt phòng homestay rất đơn giản, bạn có thể tham khảo ứng dụng Vnhomestay: https://vnhomestay.com.vn.
Vnhomestay LÀ NỀN TẢNG KẾT NỐI NGƯỜI CÓ NHU CẦU THUÊ HOMESTAY VÀ CHỦ NHÀ
1, Các homestay được hiển thị và chỉ đường trên bản đồ quanh vị trí hiện tại của người dùng hoặc quanh địa điểm người dùng tìm kiếm. | |||
2, Nền tảng không thực hiện việc đặt phòng, khách hàng không phải thanh toán trước, chỉ thực hiện kết nối thông tin cung cầu. | |||
3, Các thông tin du lịch như địa danh, quán ăn, địa điểm vui chơi, mua sắm sẽ hiển thị và được tính khoảng cách với homestay người dùng chọn, để hỗ trợ người dùng tự lập kế hoạch du lịch. |
Chơi gì ở Cát Bà
Nhiều bạn tự hỏi, đến Cát Bà thì có gì để chơi hay đơn giản chỉ ăn chơi ngủ nghỉ rồi lại quay về đất liền? Nếu vậy, chắc bạn chưa trải nghiệm hết được những điều thú vị mà dễ dàng tìm thấy ở Cát Bà rồi. Cùng xem một vài gợi ý từ các Ad của Cùng Phượt dành cho các bạn nhé.
Thuê thuyền đi ngắm Vịnh Lan Hạ
Thuê thuyền của người dân ở ngay bến Bèo để đi ngắm vịnh, 1 thuyền này đi được 6 người (Ảnh – troutfactory) |
Nếu đoàn đông, các bạn có thể thuê những thuyền to để đi ngắm cảnh trong Vịnh, dừng lại ở một bãi tắm hoang sơ nào đó hoặc một vùng lặng nước để bơi hoặc chèo kayak. Nếu bạn đi số lượng người ít có thể thuê những thuyền nhỏ của người dân (bạn có thể dễ dàng tìm thấy ở cảng Cái Bèo) để có mức chi phí phù hợp. Giá thuê thuyền đi Vịnh Lan Hạ dao động trong khoảng từ 400-600k, tùy thuộc vào lịch trình các điểm đi của bạn. (Cập nhật 4/2016)
Chèo kayak trên Vịnh Lan Hạ
Chèo kayak trên Vịnh Lan Hạ (Ảnh – Hạ Long Phoenix) |
Để có vị trí thuận tiện để chèo thì bạn bắt buộc phải thuê thuyền đi ngắm vịnh (hoặc đơn giản hơn là mua 1 tour chèo kayak). Thường thì các tàu sẽ đưa bạn tới những khu vực lặng sóng, gần bờ dể dễ dàng hơn cho việc chèo (chèo ngoài biển sóng to nên rất mệt). Một số địa điểm để chèo kayak như Hang Tối Hang Sáng, Hang Me Kong, bãi biển Ba Trái Đào….
Đạp xe ở Làng Việt Hải
Đạp xe ở Việt Hải (Ảnh – Âu Cơ) |
Từ thị trấn Cát Bà, để tới được làng Việt Hải theo đường biển sẽ mất khoảng 1 tiếng đi thuyền. Ngay bến thuyền có dịch vụ thuê xe đạp cho bạn, từ đây vào tới làng chỉ khoảng 5km. Các bạn sẽ được đạp xe giữa bốn bề thiên nhiên núi rừng, một con đường ven biển, xuyên núi. Vào đến làng, hãy tiếp tục đạp xe xuống cuối làng và hỏi đường vào chỗ ngôi nhà cổ nằm trong rừng nhé, hơi xa một chút nhưng khá thú vị. Đây là một ngôi nhà của tư nhân nên nếu muốn vào chụp ảnh cần phải xin phép. Dặn thêm các bạn, ở Việt Hải vô cùng nhiều muỗi và côn trùng, các bạn nên bôi các loại thuốc chống côn trùng trước khi đi.
Trekking Vườn quốc gia Cát Bà
Có nhiều tuyến đường trekking mà bạn có thể khám phá tùy theo khả năng và sức lực riêng của từng bạn. Một tuyến hấp dẫn mà bạn nên cân nhắc là Ao Ếch – Việt Hải. Đây là tuyến đường có chiều dài khoảng 8km.
Trekking trong Vườn Quốc gia Cát Bà (Ảnh – Alan Travers) |
Bắt đầu từ Trụ sở Vườn, các bạn sẽ khởi động với khoảng hơn 2km tuyến đường du lịch sinh thái, vượt tiếp qua đỉnh Mây Bầu nơi có Cây Đa cổ thụ, xuyên tiếp qua rừng nguyên sinh là các bạn tới Ao Ếch, tới đây ta đã vượt qua tổng cộng 6km của chặng đường. Ao Ếch là hồ nước ngọt lớn nhất trên đảo, tiếp tục trek khoảng 2km bạn sẽ tới làng Việt Hải. Tới đây, nếu còn sức các bạn đi bộ tiếp 5km để ra tới bến tàu, nếu tiện có thể đi nhờ tàu để về lại bến Bèo.
Khám phá Hang Vẹm, Áng Thình Lình
Nằm ở phía Đông Bắc của Cát Bà là những dãy đá núi vôi dựng đứng, lởm chởm đá tai mèo. Khoảng trống kẹp giữa các dãy núi ở các vùng khác thường được gọi là thung lũng nhưng ở Cát Bà lại được gọi là “áng”.
Thình Lình là tên gọi một cái áng kẹp giữa 2 dãy núi đá vôi như thế. Từ khu vực nhà nghỉ Little Cát Bà (một nhà nghỉ nhỏ nhưng đẹp và gần gũi với thiên nhiên) đi vòng men theo đường mòn quanh hồ nước, vượt qua 1 vài mỏm núi nhỏ (khoảng 30 phút đi rừng) sẽ tới khu vực Hang Vẹm và áng Thình Lình. Là một hồ nước nằm kẹp giữa các dãy núi nhưng nước ở đây lại có vị lợ.
Đi theo hành trình này các bạn sẽ lần lượt được trải nghiệm đủ các loại hình thể thao, từ đi bộ cho đến leo núi, chèo kayak, thử tài thăng bằng với chèo đứng ván SUP, bơi lội ….
Chèo kayak tại Hang Vẹm (Ảnh – Little Cát Bà) |
Thưởng thức hải sản ngay trên bè nổi (Ảnh – Little Cát Bà) |
Kết thúc trước khi về lại khách sạn, nếu đoàn đông các bạn có thể làm 1 bữa hải sản tưng bừng trên bè nổi của người dân ở khu vực bến Bèo.
Các bạn quan tâm tới tour khám phá Hang Vẹm, áng Thình Lình có thể liên hệ với Mr Hải của Little Cát Bà để được tư vấn thêm.
Leo núi mạo hiểm ở Cát Bà và Vịnh Lan Hạ
2 du khách nước ngoài đang leo núi ở thôn Liên Minh (Ảnh – Cùng Phượt) |
Leo núi trên biển Cát Bà đang rất thu hút du khách, đặc biệt là khách nước ngoài. Có hàng chục điểm leo núi ở trên các đảo thuộc vịnh Lan Hạ, trên đất liền và chung quanh khu vực Cát Bà tạo ra điểm nhấn cho du lịch đảo Ngọc với những vách đá cheo leo, thử thách những ai ưa thích môn thể thao mạo hiểm này.
Hiện trên các đảo nằm rải rác trên các vịnh thuộc quần đảo Cát Bà, có 8 điểm leo núi ở Cát Bà và một số điểm khác thuộc vịnh Hạ Long được khai thác thành tua du lịch mạo hiểm leo núi Cát Bà. Đó là các điểm Bến Bèo, Hang Cá, Đảo Ba trái đào, Hòn Bút, Đảo Tiên Ông, Vách đá “Ba anh em”, thung lũng Liên Minh (xã Trân Châu)… Đa số người leo núi hiện nay là du khách đến từ các nước phương Tây và chính họ là đối tượng khai phá nhiều điểm du lịch mạo hiểm và leo núi ở các đảo thuộc Cát Bà và Hạ Long.
Các địa điểm du lịch ở Cát Bà
Cát Bà không chỉ có biển mà thậm chí cả rừng, núi cũng đều có cả. Vườn Quốc Gia Cát Bà có thể là địa điểm để trekking, các đảo nhỏ trên vịnh là nơi các bạn có thể chơi bộ môn leo núi mạo hiểm, đường xuyên đảo hay đường vào các thôn của xã Trân Châu lại có chút giống với những con đường đèo Tây Bắc, làng Việt Hải mang đậm nét đặc trưng của nét văn hóa Bắc Bộ. Tất cả những điều trên nếu vẫn chưa đủ hấp dẫn và thú vị để lôi cuốn bạn tới với Cát Bà thì Cùng Phượt sẽ tiếp tục giới thiệu với các bạn toàn bộ những gì hay ho nhất bạn có thể tìm thấy ở hòn đảo xinh đẹp này nhé.
Hệ thống bãi biển trải dài khắp Cát Bà
Bãi tắm Cát Cò 2 (Ben Beiske) |
Bãi tắm Cát cò 1 rộng và đẹp nhất, nằm vòng theo núi, quanh năm sóng vỗ, không khí trong lành và làn nước trong xanh, là nơi được nhiều du khách đến nghỉ ngơi và tắm. Bãi tắm Cát Cò 2 lại thanh bình và pha chút huyền bí. Bãi tắm Cát Cò 3 mang màu sắc khá hiện đại. Trên bờ, ngoài khu vực vui chơi giải trí là quần thể nhà nghỉ xây theo kiểu biệt thự nhỏ phù hợp với mọi gia đình. Bãi tắm tuy không hấp dẫn bằng bãi tắm Cát Cò 1, 2 nhưng đây là nơi có nhiều sóng và khá sâu, thích hợp với những người bơi giỏi. Tắm biển xong, nằm thư giãn trên bãi cát uống nước hoặc thưởng thức đặc sản biển, du khách sẽ cảm nhận hết vẻ đẹp của biển, nhất là lúc hoàng hôn.
Vịnh Lan Hạ
Vịnh Lan Hạ (Ảnh – too_funky) |
Vịnh Lan Hạ nằm ở phía Đông đảo Cát Bà, trông ra cửa Vạn, liền kề vịnh Hạ Long. Đây là một vùng vịnh rất êm ả hình vòng cung với khoảng 400 hòn đảo lớn nhỏ tạo nên một bức tranh khổng lồ khắc hoạ lại cảnh tiên. Khác với Hạ Long là tất cả 400 hòn đảo lớn nhỏ ở Vịnh Lan Hạ đều được phủ đầy cây xanh hay thảm thực vật, cho dù chỉ là những hòn đảo vô cùng nhỏ bé.
Mật độ núi đá vôi ở đây khá dầy và còn rất hoang sơ, chia cắt mặt biển thành những áng, vịnh nhỏ. Nhiều áng, vịnh, hang động chưa được khám phá. Có tới hàng trăm ngọn núi với nhiều dáng vẻ tùy theo sự tưởng tượng của du khách như: hòn Guốc (giống như cái guốc). hòn Dơi (giống như con dơi)…Những hang động thạch nhũ, những nét chấm phá đặc trưng của quần thể Hạ Long cũng có mặt tại Lan Hạ, đó là hang Hàm Rồng, Dõ Cùng, hang Cả…
Khác với vịnh Hạ Long, vịnh Lan Hạ có tới 139 bãi cát vàng nhỏ nhắn, xinh xắn và hoang vắng như những “eo biển xanh” gọi mời du khách khám phá. Nhiều bãi cát trải dài giữa hai núi đá, yên tĩnh không có sóng lớn, thực sự là những bãi tắm lý tưởng. Dưới làn nước trong xanh là những bãi san hô nhiều mầu sắc như bãi Vạn Bội, Vạn Hà…Những vùng biển lặng nước như ở đảo Sến, đảo Cù, đảo Khỉ…, chính là nơi du khách có thể lặn ngắm san hô.
Hoàng hôn trên Vịnh Lan Hạ (Ảnh – V-A-K) |
Bằng thuyền nhỏ, du khách có thể lách qua các khe núi du ngoạn trong áng, vịnh nhỏ thăm các hang động, nghỉ ngơi trên các bãi tắm giữa biển như áng Vẹm, hang Tùng Gấu, bãi Cát Dữa. Bãi Cát Dữa hiện nay có nuôi khỉ cho khách tham quan và có nhà nghỉ cho khách ngủ qua đêm. Đặc biệt du khách có thể tham quan các cơ sở nuôi ngọc trai đang phát triển ở đây.
Một vùng biển thanh bình với những làng chài nhỏ sống như tách biệt với phần còn lại của thế giới. Thấp thoáng dưới nhiều cụm đảo yên bình là những làng bè nuôi các loại đặc sản của vùng như vẹm xanh, tu hài, cá giò, cua, ghẹ, bào ngư, cá mú…Nhiều nhà bè nuôi cá trên vịnh là nơi cung cấp cá, tôm tươi sống theo nhu cầu ẩm thực hàng ngày của du khách.
Làng chài Cửa Vạn (Vạn Giá)
Làng chài Cửa Vạn (Ảnh – Splat Worldwide) |
Làng chài Cửa Vạn (Vạn Giá) nằm trong một vụng biển lặng sóng, xung quanh là núi đá bao bọc có tên Vạ Giá – Cửa Vạn, đây là khu vực khá lý tưởng để neo đậu các loại tàu thuyền.
Làng chài Cửa Vạn có nguồn gốc từ hai làng chài cổ là Giang Võng và Trúc Vọng, tên gọi Cửa Vạn được nhiều người lý giải bởi làng nằm trong một khu vực xunh quang là núi đá vôi có một lối vào như một chiếc cổng khổng lồ, chữ Vạn ở đây ý nhắc tới người dân vạn chài.Ban đầu, đây là nơi trú tránh cho những ngư dân vạn chài mỗi khi gặp gió lớn và thời tiết xấu, dần dần, ngư dân lấy địa điểm trú tránh này làm làng, dựng bè để ở và thường để người già, trẻ nhỏ ở lại đây trước mỗi chuyến đi biển. Làng chài Cửa Vạn vẫn luôn tồn tại suốt chiều dài lịch sử của vùng vịnh Hạ Long – Lan Hạ.
Một góc làng chài (Ảnh – yoodz) |
Nơi thu hút trí tò mò của du khách nhất là Trung tâm văn hóa nổi Cửa Vạn – một bảo tàng sống động nhằm bảo tồn, gìn giữ những giá trị văn hóa làng chài. Đây là nơi lưu giữ hình ảnh đặc trưng của làng chài trên biển, những thói quen lao động, nếp sống và văn hóa của ngư dân. Các chuyên gia nghiên cứu văn hóa dân gian còn sưu tầm những câu hát đối, ca dao vùng biển từ những ngư dân sống lâu năm trên vịnh để có thể giới thiệu với du khách tham quan.
Đảo Khỉ (Đảo Cát Dứa)
Toàn cảnh Đảo Khỉ, Cát Bà (Ảnh – Sơn Yama) |
Đảo Khỉ nằm cách thị trấn Cát Bà khoảng 1 km đường chim bay. Để đến đảo khỉ, khách du lịch thường đi thuyền từ bến Bèo mất khoảng 10 phút đi qua làng chài Cái Bèo, qua mấy hòn đảo nhỏ rồi tiến thẳng ra đến đảo khỉ. Trước đây, đảo khỉ có tên gọi là đảo Cát Dứa là vì trên đảo có nhiều cây dứa dại có quả trông thì rất ngon nhưng không ăn được. Người dân đi đánh cá thường đến lấy đem về ngâm nước uống cho mát hoặc sấy khô làm thuốc chữa bệnh tiểu đường.
Hiện nay, tên của đảo thường được gọi là đảo khỉ. Lý do là trên đảo có khoảng hơn 20 con khỉ do kiểm lâm của Vườn Quốc Gia Cát Bà mang thả tại đây. Chúng thường xuống bãi tắm chơi đùa với du khách, ăn các thức ăn do du khách cho như chuối, táo, quýt, bánh kẹo…những chú khỉ ngộ nghĩnh chơi đùa, leo trèo tạo ấn tượng cho những ai từng tới đây và dần quen người ta gọi đây là đảo khỉ.
Bãi biển trên Đảo Khỉ khá trong, lặng sóng, có thể bơi hoặc chèo kayak (Ảnh – duonghuan) |
Đảo khỉ có chu vi khoảng 3 km. Đây là một hòn đảo cấu tạo dạng núi có bãi cát được tạo thành qua hàng triệu năm sóng và gió đưa cát, đá, san hô, các loại vỏ sinh vật biển như vỏ ốc, vỏ sò, tôm, cua vào chân núi tạo thành bãi cát trải dài hàng km. Đảo khỉ có 2 bãi tắm dạng vòng cung đó là bãi Cát Dứa 1 và bãi tắm Cát Dứa 2. Trong đó bãi tắm Cát Dứa 1 dài hơn, có doanh trại quân đội đồn trú. Đây là một điểm tắm biển lý tưởng cho du khách mỗi khi đi du lịch Cát Bà vì nước biển ở đây trong và xanh vô cùng. Dịch vụ ở đây có nhà hàng mái lá để du khách có thể ngồi hóng gió biển, mua đồ uống, ăn kem…kèm theo một số dịch vụ cho du khách như cho thuê quần áo tắm, phao, thuyền kayak…
Làng Việt Hải
Con đường đạp xe từ bến thuyền vào làng luôn khiến du khách cảm thấy thư thái (Ảnh – T Le Thang) |
Đã từ lâu, Việt Hải lại là điểm du lịch sinh thái cộng đồng thu hút khá nhiều lữ khách nước ngoài yêu thích sự tìm tòi khám phá những vùng đất mới. Những ai đã từng đến với Việt Hải chắc chắn sẽ không thể quên về một làng nghèo nhưng đậm tính nhân văn và đặc trưng văn hóa vùng miền của một làng quê Bắc Bộ đặc biệt so với các làng quê khác. Việt Hải là nơi tạo ra nét văn hóa vùng đặc sắc, khơi gợi sự tò mò của du khách khi chính họ đang muốn khám phá cuộc sống thuần nông và bản chất chân thật của người dân nơi đây, ở đó sẽ là nét đặc trưng của nền văn minh lúa nước, của sự thân thiện, chân thành…
Chính bởi sự khó khăn trong việc tiếp cận với các khu vực khác trên đảo nên người dân Việt Hải vẫn giữ được cuộc sống mang nét “nguyên thủy” như từ thuở xa xưa, lòng người hồn hậu, chân chất đặc trưng của nông thôn Việt Nam. Việt Hải là xã vùng sâu, khó khăn nhất của huyện Cát Hải, nhưng người dân ở đây lại có vẻ rất vừa lòng với cuộc sống nghèo vật chất nhưng giàu nghĩa tình của mình. Sống chia sẻ cùng nhau, không toan tính, vụ lợi, làm giàu giữa núi rừng và biển cả.
Ngôi nhà cổ nằm sâu trong rừng (Ảnh – Viet Hai Village) |
Cũng chính nhờ nét sinh hoạt văn hóa này mà cái tên Việt Hải đã trở thành địa chỉ mong muốn được khám phá của nhiều người. Và cũng chính bởi được nghe về những sự khác biệt này mà khách du lịch nước ngoài tìm đến ngày một đông. Mấy năm nay, hàng chục nghìn lữ khách đã vượt suối, trèo đèo đến tham quan. Họ đã nghe tiếng một vùng đất hoang sơ nằm giữa khu dự trữ sinh quyển thế giới, rừng quốc gia Cát Bà với những đặc trưng riêng có. Việt Hải đang tiếp nhận những người yêu du lịch cộng đồng hòa nhập với cuộc sống đồng quê thôn dã tìm tới với niềm đam mê yêu thích. Cũng chính nhờ sự tiếp cận với những lữ khách đến từ phương xa, khác nhau về màu da, ngôn ngữ, đời sống riêng và nền văn hóa… nên người Việt Hải không còn xa lạ với hoạt động du lịch. Người dân Việt Hải háo hức làm du lịch với ước mơ biến ngôi làng của mình thành một “đảo du lịch” độc đáo trong vùng.
Đảo Nam Cát
Mây trời Nam Cát (Ảnh – haifangshi) |
Khu du lịch đảo Nam Cát (Vườn quốc gia Cát Bà) thu hút đông du khách bởi những nét hoang sơ, bốn bề thiên nhiên, rừng biển bao bọc quyến rũ đến lạ kỳ. Mục tiêu “bảo tồn để phát triển, phát triển để bảo tồn” chính là điểm tựa để người làm du lịch “thu phục” tình cảm của du khách mỗi ngày.
Từ bến Bèo, theo hướng ra vịnh Lan Hạ khoảng 15′ là sẽ tới với đảo Nam Cát hoang sơ. Chính vì vẻ nguyên sơ mà du khách tới đây luôn được tận hưởng những cảm giác yên bình. Sự can thiệp của con người vào hòn đảo này được hạn chế hết mức để giữ nguyên giá trị tự nhiên. Với 3 ngôi nhà sàn lớn bằng gỗ và 6 nhà nghỉ được làm từ tre nứa, nghỉ ngơi tại đây bạn sẽ được hòa mình cùng với thiên nhiên và không khí của vùng biển.
Bungalow trên đảo Nam Cát (Ảnh – trungkienwarehouse) |
Bãi biển xinh đẹp của Nam Cát là nơi mỗi du khách thỏa thuê vẫy vùng trong làn nước trong xanh, tha hồ ngắm những đàn cá nhỏ, rặng san hô hay những chùm rong biển. Tại đây còn có đầy đủ các dịch vụ phục vụ du khách, từ bãi tắm, chèo thuyền Kayak, lặn biển, câu cá … cho đến các hoạt động đốt lửa trại, sinh hoạt tập thể về đêm.
Pháo đài thần công
Từ pháo đài thần công có thể ngắm toàn cảnh Cát Bà (Ảnh – tom.fotos) |
Pháo đài Thần Công được xây dựng từ năm 1942 trên cao điểm 177 thuộc đảo Cát Bà, Hải Phòng. Đây là một vị trí chiến lược có vai trò trọng yếu tại cửa ngõ Biển Đông, là nhân chứng lịch sử của hai cuộc chiến tranh ác liệt chống Pháp và chống Mỹ. Nơi đây đã diễn ra trận đấu pháo nảy lửa đầu tiên của Việt Nam và tàu chiến Pháp góp phần làm nên những chiến công oanh liệt của Cát Bà trong trang lịch sử hào hùng của dân tộc.
Từ Pháo đài Thần công, du khách sẽ có cơ hội ngắm danh lam thắng cảnh của quần đảo Cát Bà từ nhiều góc độ, thưởng ngoạn vẻ hoang sơ tuyệt đẹp làm say đắm lòng người của những hòn đảo, bãi tắm thơ mộng, những địa danh gắn liền với lịch sử và những truyền thuyết từ bao đời nay. Nằm ngay dưới chân núi là hai bãi biển đẹp nhất Cát Bà – Cát Cò 1 và Cát Cò 2. Xa xa ẩn hiện, bồng bềnh trên sóng nước là hòn Guốc, đảo mắt rồng Long Châu, Hòn Hài, Hòn Bắn, núi Voi Phục, Cát Ông, Áng Thảm, đảo Khỉ… Ở độ cao này, Vịnh Cát Bà còn hiện lên sống động và sầm uất với hàng trăm con tàu đánh cá neo đậu và nhà nổi trên biển.
Hang Quân Y
Bên ngoài Hang Quân Y (Ảnh – Rocky Trail) |
Hang Quân Y nằm sát đường xuyên đảo cách thị trấn Cát Bà khoảng 13 km. Hang thuộc địa phận thôn Hải Sơn, xã Trân Châu. Đây là một địa danh du lịch thám hiểm hang động đẹp do cấu trúc đặc biệt của nhũ thạch và núi đá vôi ven biển hình thành do trầm tích.
Đặc biệt Hang Quân Y còn là một địa danh lịch sử do từng là bệnh viện dã chiến trong thời gian đế quốc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc Việt Nam trong những năm 1963 – 1965 bằng máy bay và tàu chiến. Trong thời gian này quân và dân trên đảo đã xây dựng hang dựa vào lòng núi đá vôi tự nhiên để làm nơi chữa bệnh cho thương binh, nơi trú ẩn, tránh bom đạn dân cư địa phương và dân cư sơ tán về từ đảo Bạch Long Vỹ.
Bên trong Hang Quân Y (Ảnh – Fercq) |
Phần xây dựng trong Hang Quân Y khép kín, kết cấu bằng bê tông cốt thép, chiều dài nỗi giữa hai hang khoảng 200m, thiết kế gồm có cửa trước tiếp giáp phía Tây, cửa sau tiếp giáp phía Đông, khu vực giữa Hang thiết kế gồm có 3 tầng riêng biệt gồm 17 phòng lớn nhỏ, bãi chiếu phim và một số phòng chức năng.
- Tầng 1: khu vực chính gồm 14 phòng chức năng.
- Tầng 2: Khu vực chiếu phim và kiểm tra thể lực.
- Tầng 3: Sảnh đón tiếp, phòng gác và phòng sĩ quan.
Hiện nay toàn bộ cấu trúc bên trong của Hang Quân Y vẫn còn nguyên vẹn, toàn bộ cảnh quan bên ngoài vẫn còn hoang sơ hòa trong phong cảnh của vườn quốc gia Cát Bà. Đây là địa danh hấp dẫn du khách quốc tế trong các hành trình đến với đảo Cát Bà xinh đẹp.
Động Trung Trang
Động Trung Trang (Ảnh – Trung Duc) |
Trung Trang là thung lũng lớn nhất đảo Cát Bà, có diện tích khoảng 300 ha, thấp hơn mặt nước biển từ 10 đến 30m và cách thị trấn Cát Bà 15 km về phía Tây Bắc. Trung Trang là thung lũng lớn nhất đảo Cát Bà, có diện tích khoảng 300 ha, thấp hơn mặt nước biển từ 10 đến 30m và cách thị trấn Cát Bà 15 km về phía tây bắc.
Động Trung Trang dài khoảng 300m xuyên qua núi, là hang động do thiên nhiên kiến tạo trải qua hàng nghìn năm lịch sử. Động với muôn nghìn nhũ đá thiên nhiên có hình dáng độc đáo, sáng lấp lánh như những khối châu báu, và luôn gợi cho con người liên tưởng đến hình ảnh của chốn bồng lai tiên cảnh. Tại đây có cả một dãy đá đứng sừng sững với hơn chục phiến xếp song song, khi dùng tay vỗ vào sẽ nghe thấy âm thanh ngân vang rất xa. Động có thể chứa hàng trăm du khách đến tham quan. Tại động Trung Trang còn có khu rừng Kim Giao mọc tự nhiên rất đẹp và có giá trị về kinh tế lẫn nghiên cứu khoa học.
Động Hoa Cương (Động Đá Hoa)
Động Hoa Cương hay còn gọi là động Đá Hoa (Ảnh – Internet) |
Động Đá Hoa nằm ở dãy núi phía đông Bắc nơi cư trú của cộng đồng dân cư xã Gia Luận, phía Bắc đảo Cát Bà, tiếp giáp với vịnh Hạ Long, đồng thời là bến phà nối với Tuần Châu của Quảng Ninh.
Động ở độ cao khoảng 15 – 20m so với mặt bằng cư trú, 50m so với mực nước biển. Chiều cao của động khoảng trên dưới 10m. Nơi rộng nhất của động là 25m, chiều dài khoảng 100m. Phía trên cửa động có nhiều thạch nhũ với hình khối như những công trình điêu khắc tuyệt vời của tạo hóa. Dưới nền động có hồ nước nhỏ càng làm tăng sự huyền ảo khi có luồng ánh sáng đi qua. Những hình khối của thạch nhũ đá mang dáng dấp của những pho tượng hình người, hình thú… như những bức họa nhuốm màu thần thoại.
Đặc biệt hơn cả là tại đây các nhà khảo cổ học đã khai quật và phát hiện ra chiếc răng hóa thạch của người vượn cổ có niên đại cách đây 10 vạn năm. Việc phát hiện răng hóa thạch của người vượn cổ trên đảo Cát Bà cùng với một số mẫu vật hóa thạch được phát hiện tại hang Kéo Lèng tỉnh Lạng Sơn và các hang động ở Yên Lạc Hòa Bình là một minh chứng về sự tồn tại của người vượn cổ ở Việt Nam cách ngày nay hàng chục vạn năm. Đây là vấn đề đã được các nhà khoa học tranh cãi hàng trăm năm nay về việc phân bổ khu vực có người vượn cổ sinh sống.
Mặc dù nằm cách khu dân cư không xa, song động đá Hoa hầu như còn nguyên vẹn và là một địa danh quen thuộc trong các hành trình du lịch khảo cứu trên đảo Cát Bà.
Động Phù Long (Thiên Long)
Động Phù Long (Ảnh – Sun of a Gan) |
Động Phù Long trùng trùng nhiều lớp cao dần từ ngoài vào trong trông như một mê cung ở chốn cửu trùng. Của hang hẹp, nhấp nhô đá chắn vẫn nguyên nét sơ khai nhìn ra hướng Nam đón gió từ biển thổi vào. Qua cửa hang là không gian hút tầm mắt, vòm hang thấp, cách nền từ 1,5 – 2m. vòm hang được tạo bởi các gờ đá lớn chạy dài uốn lượn và các hố sâu, tròn. Nhất Động có cấu trúc như một mái đá từ nền mọc lên một trụ đá khổng lồ cao 1,51m như đang cố đẩy mái vòm lên cao. Thăm động du khách có dịp liên trưởng về quá trình tạo sơn như thấy được dấu vết của động dịch học, từ thái cực sang lưỡng nghi của tạo hóa diễn ra ở đây từ hàng triệu năm trước.
Từ động thứ nhất lên động phải qua nhiều lớp cổng được tạo bởi các thạch nhũ buông rủ, nhấp nhô. Cửa chính hình vòm cuốn, phía trên là muôn vàn thạch nhũ thánh thót nước rơi. Nhị động là hình ảnh của các loài thú thiên tạo sống động do nhũ đá tạo thành. Trong lòng nhị động có nhiều rễ cây lớn từ đỉnh núi buông xuống tựa như những chiếc thang trong cổ tích.
Vòm nhị động cao rộng, óng ánh như dát bạc, giống như bầu trời đầy tinh tú. Phía trên có núi vàng, suối bạc đổ xuống mỗi khi có ánh lửa rọi tới lại lóng lánh huyền ảo.
Nhũ đá trong động Phù Long (Ảnh – Son of a Gan) |
Qua nhị động có cửa dẫn lên tam động, muốn vào tam động, du khách phải leo qua lưng con rùa lớn bằng thạch nhũ trắng. Tam động chi làm hai khu: bên trái là thiên cung, bên phải là Phật điện hình ảnh lọng vàng, long ngai, tượng thần, tiên nữ, tứ linh ngự trên cột đá thiên long… Tất cả đều do nhũ đá và óc tưởng tượng của con người tạo thành.
Động Phù Long còn là nơi lưu giữ xương cốt của người xưa, ẩn chứa bao điều huyền bí bởi nơi đây là địa bàn hoạt động, tá túc của hải tặc một thời.
Thà