Tư vấn du lịch phượt, đặt phòng homestay ở Đà Nẵng
Trong lịch sử dân tộc, Đà Nẵng được biết đến không chỉ là một thành phố cảng lớn nhất miền Trung Việt Nam mà còn là một địa danh gắn liền với công cuộc mở mang bờ cõi Đại Việt từ nhiều thế kỉ trước. Dấu vết của một cửa ngõ giao lưu quốc tế gắn liền với xứ Đàng Trong vẫn còn, và trong dư ba của lịch sử, đây là một tiền đồn quan trọng trong công cuộc chống ngoại xâm của hai cuộc kháng chiến thần thánh vừa qua.
Thành phố Đà Nẵng phía Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên- Huế, phía Tây và Nam giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp biển Đông. Trung tâm thành phố cách thủ đô Hà Nội 764km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964km về phía Nam, cách thành phố Huế 108km về hướng Tây Bắc. Đây là một thành phố vừa có núi cao, sông sâu, đồi dốc trung du xen kẽ vùng đồng bằng ven biển hẹp.
Theo ngôn ngữ Chăm, địa danh “Đà Nẵng” có thể được giải thích là “sông lớn”, “cửa sông lớn”. Địa danh này đã được ghi chú trên các bản đồ được vẽ từ thế kỉ XVI trở đi. Điều đó có nghĩa là, từ rất sớm, trong cách hình thành tên gọi, tính chất cửa sông lớn, tính chất cảng thị đã được lưu ý như một điểm quan trọng của thành phố.
Vịnh Đà Nẵng (Ảnh – Du Mục Photography) |
Là một trong những cửa sông lớn của miền Quảng Nam (mở rộng về phương Nam), từ nhiều thế kỷ trước, kể cả khi Hội An còn đang trong thời kì phát triển rực rỡ vào thế kỉ XVII, cửa biển Đà Nẵng đã được đánh giá rất cao. Chúng ta từng biết bức tranh nổi tiếng của dòng họ Chaya Nhật Bản vẽ quang cảnh buôn bán ở Hội An. Nếu đúng như một giả thiết rằng cửa biển vẽ trong ấy là cửa biển Đà Nẵng với Ngũ Hành Sơn và con sông Cổ Cò thì không có gì ngạc nhiên khi cho rằng những chiếc tàu vượt đại dương, có trọng tải lớn, thiết bị kỹ thuật đi biển cao của các thương nhân Nhật Bản hoặc Trung Hoa đều phải lựa chọn lối vào là cửa Đà Nẵng thay vì cửa Hội An, vì ưu thế vượt trội của vịnh Đà Nẵng là nước sâu và có độ an toàn cao. Trên thực tế, từ thế kỉ thứ XVIII trở về sau, tiềm năng Đà Nẵng với tư cách là một hải cảng đã ngày càng tỏ rõ tính ưu việt của nó đối với khu vực.
Năm 1835, khi vua Minh Mạng có dụ: “Tàu Tây chỉ được đậu tại Cửa Hàn, còn các biển khác không được tới buôn bán” thì Đà Nẵng trở thành một thương cảng lớn bậc nhất miền Trung. Từ thời điểm này trở đi, thay vì cửa Đại Chiêm như trước đây, các quan hệ về buôn bán, ngoại giao ngày một tập trung dần vào một đầu mối chính của miền Trung là cửa biển Đà Nẵng. Nhờ vị trí và vai trò ngày càng quan trọng với miền Trung, Đà Nẵng bắt đầu phát triển các ngành tiểu thủ công nghiệp địa phương như những ngành sửa chữa tàu thuyền, sơ chế nông lâm sản, các dịch vụ thương mại liên quan.
Năm 1858, cuộc xâm lược của Pháp tại Việt Nam khởi đầu bằng cuộc tấn công vào Đà Nẵng. Sau khi thành lập Liên bang Đông Dương thì Pháp tách Đà Nẵng khỏi Quảng Nam với tính cách là một nhượng địa (concession) và đổi tên thành Tourane. Đơn vị hành chính này chịu sự cai quản trực tiếp của Toàn quyền Đông Dương thay vì triều đình Huế – tuy thị trấn này năm trong xứ Trung Kỳ.
Tháng 3 năm 1965, Mỹ đổ bộ vào Đà Nẵng và thiết lập ở đây một căn cứ quân sự hỗn hợp lớn. Năm 1967, Đà Nẵng được chính quyền Việt Nam Cộng hòa ấn định là thành phố trực thuộc trung ương và xác định mục tiêu xây dựng Đà Nẵng thành trung tâm chính trị, quân sự, văn hóa cho vùng I và II chiến thuật.
Đà Nẵng nằm ở trung độ của Việt Nam, trên trục giao thông huyết mạch Bắc Nam về cả đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, là cửa ngõ giao thông quan trọng của cả miền Trung và Tây Nguyên, là điểm cuối của hành lang kinh tế Đông Tây đi qua các nước Myanma, Lào, Thái Lan, Việt Nam.
Đà Nẵng được bao bọc bởi cụm 3 Di sản văn hóa thế giới (Ảnh – Leo-Wu) |
Ngoài sự ưu đãi của thiên nhiên cho Đà Nẵng, thành phố còn được bao bọc bởi ba Di sản văn hóa thế giới: Huế, Hội An, Mỹ Sơn. Xa hơn một chút nữa là di sản thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia phong Nha – Kẻ Bàng. Vì thế Đà Nẵng được xem là điểm trung chuyển quan trọng trên con đường di sản miền Trung. Nhờ vậy Đà Nẵng được xem là thành phố của du lịch, thành phố của những di tích và của những danh lam thắng cảnh. Do nằm trong một địa hình đặc biệt, có núi rừng, trung du, đồng bằng, biển cả…Đà Nẵng mang trong mình một vẻ đẹp đa dạng. Có cái hùng vĩ, phóng khoáng của núi cao và cái mênh mông, trữ tình của biển cả; có cái mềm mại, khỏe khoắn của sông ngòi và cũng có những góc khuất, những đường vòng của đèo cao; có cái mơ mộng, dịu dàng của bờ cát, của bến sông và cũng có cái tráng lệ, mạnh mẽ của phố xá, của những tượng đài, cao ốc …
Nên đi du lịch Đà Nẵng thời gian nào ?
Mùa hè là thời gian thích hợp để du lịch Đà Nẵng |
Với mỗi khoảng thời gian khác nhau, Đà Nẵng sẽ có những nét đẹp riêng cuốn hút du khách (tùy theo sở thích riêng của mỗi người), tuy nhiên để đảm bảo sẽ có những trải nghiệm tuyệt nhất bạn có thể tham khảo một vài thông tin như sau
- Tháng 1-3 thời tiết Đà Nẵng có hơi một chút se lạnh nhưng khá đẹp, nhiệt độ ở ngưỡng vừa phải
- Tháng 4-5 thời tiết chuyển dần sang mùa hè nhưng đôi khi vẫn còn sương mù nên nếu ưa thích chụp ảnh biển có lẽ bạn nên chờ thêm một chút nữa.
- Tháng 6-9 là mùa mưa của miền Bắc nhưng lại là mùa nắng nóng của miền Trung, lúc này đến Đà Nẵng quả là tuyệt vời nhé.
- Tháng 10-12 Đà Nẵng (và miền Trung) bắt đầu vào mùa mưa, bão nên không thuận lợi lắm cho các bạn di chuyển, nếu đến Đà Nẵng lúc này gần như chỉ có thể trải nghiệm cảm giác mưa bão miền Trung kết hợp với tour khám phá ẩm thực Đà Nẵng thôi.
- Rất gần Đà Nẵng là phố cổ Hội An, bạn có thể kết hợp để du lịch 2 địa điểm này cùng một khoảng thời gian. Chú ý là phố cổ Hội An thường tắt điện vào tối 14 âm lịch hàng tháng nhé.
Phương tiện đi du lịch Đà Nẵng
Ảnh – Migy illustration |
Là trung tâm của mảnh đất hình chữ S, với bất cứ phương tiện giao thông nào bạn cũng có thể đến Đà Nẵng một cách thuận tiện và dễ dàng
Máy bay
Sân bay quốc tế Đà Nẵng (Ảnh – Internet) |
Hiện cả 3 hãng hàng không VietnamAirlines, VietJetAir và JetStar Pacific đều có đường bay thẳng tới Đà Nẵng với giá vé rẻ nhất có thể đặt trong mùa cao điểm từ 1300k (VietjetAir) 2000k (Jetstar) 2200k (VietnamAirlines). Nếu đặt vé vào các thời điểm ít cao điểm hoặc vào các dịp khuyến mãi của các hãng hàng không thì bạn còn có thể đặt được rẻ hơn.
Tàu hỏa
Ga Đà Nẵng (Ảnh – Khánh Hmoong) |
Từ 2 đầu Hà Nội và Sài Gòn mỗi ngày có 7 chuyến tàu Thống Nhất chạy tới Đà Nẵng, tùy vào thời gian rảnh của mình bạn có thể lựa chọn cho mình chuyến tàu hợp lý (tàu SE1 chạy từ Hà Nội và tàu SE2 chạy từ Sài Gòn, thời gian xuất phát giống nhau)
Giờ tàu Hỏa Tàu SE1 & SE2
[Hà Nội 19h30 Đà Nẵng 8h48] [Sài Gòn 19h30 Đà Nẵng 12h31]
Giờ tàu Hỏa Tàu SE3 & SE4
[Hà Nội 22h00 Đà Nẵng 13h00] [Sài Gòn 22h00 Đà Nẵng 13h58]
Giờ tàu Hỏa Tàu SE5 & SE6
[Hà Nội 9h00 Đà Nẵng 1h28] [Sài Gòn 9h00 Đà Nẵng 2h47]
Giờ tàu Hỏa Tàu SE7 & SE8
[Hà Nội 6h00 Đà Nẵng 22h25] [Sài Gòn 6h00 Đà Nẵng 22h44]
Giờ tàu Hỏa Tàu TN1 & TN2
[Hà Nội 13h10 Đà Nẵng 6h49] [Sài Gòn 13h10 Đà Nẵng 8h15]
Giờ tàu Hỏa Tàu TN3 & TN4
[Hà Nội 14h30 Đà Nẵng 9h40] [Sài Gòn 14h30 Đà Nẵng 11h33]
Giờ tàu Hỏa Tàu SE19
[Hà Nội 20h10 Đà Nẵng 12h20]
Xe chất lượng cao
Ảnh – Dreamstime |
Từ Hà Nội và Sài Gòn mỗi ngày cũng có rất nhiều các chuyến xe khách chất lượng cao đi Đà Nẵng, từ Hà Nội mất khoảng 16 tiếng và từ Sài Gòn mất khoảng 25 tiếng nằm trên xe bạn sẽ có mặt tại Đà Nẵng.
Phương tiện cá nhân
Nếu có thể, hãy đến Đà Nẵng bằng xe máy xem sao (Ảnh – Thomas Charlton) |
Nếu có thời gian và muốn trải nghiệm cảm giác lái xe đường dài (với cả xe máy và ô tô) các bạn có thể tự mình đi từ Hà Nội vào Đà Nẵng. Từ Hà Nội vào các bạn có thể dừng tại Quảng Bình ghé thăm di tích Phong Nha Kẻ Bàng, Thành cổ Quảng Trị và Nghĩa trang Liệt sỹ Trường Sơn, thăm cố đô Huế rồi vượt đèo Hải Vân để tới Đà Nẵng. Từ Sài Gòn ra Đà Nẵng bạn có thể khám phá cung đường ven biển tuyệt đẹp chạy dọc từ Bình Thuận tới Đà Nẵng.
Đi lại ở Đà Nẵng
Có rất nhiều đơn vị cung cấp các dịch vụ thuê xe ở Đà Nẵng (Ảnh – Adam Brill) |
Thành phố Đà Nẵng tuy nhỏ nhưng để có thể khám phá được hết bạn có lẽ phải cần một chiếc xe máy, giá thuê xe máy dao động trong khoảng 200k. Tùy vào địa điểm bạn ở, bạn có thể chọn một trong các nhà cung cấp dưới đây.
Các khách sạn chất lượng tốt Đà Nẵng
A La Carte Đà Nẵng là khách sạn đầu tiên có mô hình hồ bơi vô tận với quang cảnh tuyệt vời (Ảnh – Internet) |
Là một Thành phố du lịch nên Đà Nẵng được đầu tư rất nhiều về hệ thống giao thông, hạ tầng cơ sở cũng như lĩnh vực nhà hàng khách sạn. Hiện thành phố có gần 500 khách sạn, nhà nghỉ với hơn 15000 phòng (trong đó 20% được xếp hạng từ 3 sao trở lên). Với sự phát triển và gia tăng nhiều thương hiệu uy tín về cơ sở lữ hành và lưu trú, Đà Nẵng hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu đến địa phương du lịch của du khách ngày một tăng.
Homestay Đà Nẵng
Đặt phòng homestay rất đơn giản, bạn có thể tham khảo ứng dụng Vnhomestay: https://vnhomestay.com.vn.
Vnhomestay LÀ NỀN TẢNG KẾT NỐI NGƯỜI CÓ NHU CẦU THUÊ HOMESTAY VÀ CHỦ NHÀ
1, Các homestay được hiển thị và chỉ đường trên bản đồ quanh vị trí hiện tại của người dùng hoặc quanh địa điểm người dùng tìm kiếm. | |||
2, Nền tảng không thực hiện việc đặt phòng, khách hàng không phải thanh toán trước, chỉ thực hiện kết nối thông tin cung cầu. | |||
3, Các thông tin du lịch như địa danh, quán ăn, địa điểm vui chơi, mua sắm sẽ hiển thị và được tính khoảng cách với homestay người dùng chọn, để hỗ trợ người dùng tự lập kế hoạch du lịch. |
Các địa điểm du lịch Đà Nẵng
Được mệnh danh là Thành phố đáng sống nhất Việt Nam, Đà Nẵng có rất nhiều điểm đến thú vị mà bạn không nên bỏ lỡ khi tới đây.
Bản đồ du lịch Đà Nẵng
Hệ thống bãi biển của Đà Nẵng
Biển Đà Nẵng (Ảnh – Lê Văn Thanh Sơn) |
Thành phố Đà Nẵng từ lâu đã nổi tiếng với nhiều bãi biển đẹp kéo dài từ chân đèo Hải Vân đến Non Nước: Non Nước, Bắc Mỹ An, Mỹ Khê, Phạm Văn Đồng, Xuân Thiều, Thanh Bình, Nam Ô và các bãi thuộc bán đảo Sơn Trà ( Bãi Nam, Bãi Rạng, Bãi Bụt, Bãi Tiên Sa, Bãi Con, Bãi Bắc…).
Bãi biển Mỹ Khê
Bãi biển Mỹ Khê (Ảnh – Nguyễn Minh Sơn) |
Tạp chí kinh tế hàng đầu của Mỹ Forbes đã bình chọn Mỹ Khê (Đà Nẵng) là một trong sáu bãi biển quyến rũ nhất hành tinh. Nhìn từ trên cao, biển Mỹ Khê “hút hồn” du khách bởi một màu xanh trải dài tới tận chân trời. Đặc biệt, khi hoàng hôn buông xuống, nơi đây khoác lên mình một tấm áo mới mang màu sắc trầm lặng, tĩnh mịch hơn, tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp.
Từ trung tâm thành phố Đà Nẵng, qua cầu quay Sông Hàn, thẳng đường lớn Phạm Văn Đồng khoảng 1,5km, phía trước đã là bãi biển Mỹ Khê xinh đẹp. Bao gồm 3 khu bãi tắm chính :
Hệ thống cứu hộ của Đà Nẵng được đầu tư khá tốt (Ảnh – [ 117 Imagery ]) |
1.Ngay ngã ba đường Phạm Văn Đồng cắt tuyến đường ven biển là bãi tắm công viên trung tâm Phạm Văn Đồng. Nơi đây còn phục vụ cho nhu cầu tắm biển ban đêm của khách du lịch và người dân địa phương. Bãi tắm đêm Đà Nẵng là một trong những bãi tắm đêm đầu tiên ở Việt Nam, được quản lý an toàn tốt, có đội cứu hộ thường xuyên túc trực và có hệ thống chiếu sáng hiện đại.
2. Rẽ phải khoảng 500m là Bãi tắm T20-T18, gắn liền với lịch sử hình thành của khu điều dưỡng quân đội T20-T18 và gần hơn với khu Non Nước. Bãi tắm này có bờ cát ngắn, biển sâu và thường có sóng lớn hơn, rất thích hợp với các môn thể thao biển cảm giác mạnh và đã từng tổ chức giải lướt ván diều quốc tế. Khu vực này cũng khá nhộn nhịp hàng quán.
Mỹ Khê cũng là địa điểm được nhiều đôi bạn trẻ lựa chọn để chụp ảnh cưới (Ảnh – Ồ Studio) |
3. Rẽ trái khoảng 300m là Bãi tắm số 1-2-3. Bãi tắm này thông liền với công viên biển Phạm Văn Đồng, và là bãi tắm chính của biển Mỹ Khê. Bãi tắm số 1-2-3, có bờ cát rộng và dài, biển thoải và ít sóng cuốn, rất hợp với các gia đình, trẻ nhỏ, người già. Đó cũng là một lý do để chọn làm bãi tắm chính của thành phố với đầy đủ các tiện nghi phục vụ tắm biển.
Bãi biển Mỹ Khê hấp dẫn với cát trắng mịn, nước biển trong xanh, cùng hàng dừa thơ mộng và là điểm đến không thể thiếu của du khách khi đến du lịch Đà Nẵng.
Bán đảo Sơn Trà
Bình minh trên bán đảo Sơn Trà (Ảnh – Tũn béo (MAC)) |
Sơn Trà là tên một bán đảo và ngọn núi thuộc quận Sơn Trà (tên quận đặt theo tên bán đảo), thành phố Đà Nẵng, nằm cách trung tâm thành phố Ðà Nẵng chừng 10 km về hướng Ðông Bắc. Sơn Trà có diện tích 60 kilômét vuông, chiều dài 13 kilômét, chiều rộng 5 kilômét, nơi hẹp nhất 2 kilômét. Bán đảo Sơn Trà cùng với đèo Hải Vân bao bọc thành phố Đà Nẵng và vịnh Đà Nẵng.
Thời xa xưa, Sơn Trà là một hòn đảo gồm 3 ngọn núi nhô cao. Ngọn phía đông nam trông như hình con nghê chồm ra biển, nên gọi là hòn Nghê. Ngọn phía tây hình dạng như cái mỏ con diều hâu, nên gọi là ngọn Mỏ Diều. Và ngọn phía bắc vươn về phía ngọn Ngự Hải bên kia cửa biển dài như cổ ngựa, nên gọi là ngọn Cổ Ngựa. Qua thời gian dài, dòng nước biển chảy ven bờ đã tải phù sa đến bồi đắp dần lên tạo thành doi đất chạy từ đất liền ra đảo. Bán đảo Sơn Trà hình thành từ đó.Ngày nay ngay tại những ngọn này hình thành những khu du lịch nổi tiếng như Bãi Rạng, Bãi Đa, Bãi Bụt, hay khu nghỉ ngơi Đông Dương. Đặc biệt nơi đây có ngôi chùa linh Ứng tự linh thiêng và huyền bí là điểm đến lý tưởng của những người con của Phật Giáo va ngay cả những người không theo Phật
Toàn cảnh Vịnh Đà Nẵng (Ảnh – break_away) |
Cùng với hệ thống núi non của Hải Vân sơn ở phía bắc, bán đảo Sơn Trà ở phía nam vây lại thành hình cánh cung tạo nên một vịnh biển mang tên Vũng Sơn Trà, hay còn gọi bằng nhiều tên khác khá quen thuộc như Vũng Tiên Sa, Vũng Thùng, Vũng Hàn, vịnh Ðà Nẵng. Vì vị trí như vậy nên Sơn Trà như một tấm bia che chăn mọi cơn bão hay áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào thành phố yên bình này
Bãi Bụt (Vịnh Bụt)
Bãi Bụt (Ảnh – gienkhan) |
Bãi Bụt nằm ở phía Nam bán đảo đang thu hút đông đảo du khách. Bãi biển ở đây hoang sơ do mới khai thác. Bên dưới là những rạn san hô lớn và là nơi trú ngụ của vích (họ rùa) được bảo tồn. Trên bờ là rừng nguyên sinh, còn tồn tại loài vượn mặt đỏ có tên trong Sách đỏ. Bấy nhiêu đó đủ thấy sự đa dạng sinh học của vùng đất này, thích hợp cho du lịch nghỉ dưỡng.
Địa danh Bãi Bụt đã trở nên quen thuộc không chỉ khách du lịch nội địa mà còn khách du lịch nước ngoài. Đến đây, bạn có thể thuê chòi, sau đó tự do ăn uống, ca hát bên bờ nước biển trong xanh. Ngoài ra bạn có thể tham gia các dịch vụ biển tại đây, như tham gia các trò chơi biển, lặng san hô, lướt ván, nhảy dù….Sơn Trà Tịnh Viên
Sơn Trà Tịnh Viên (Ảnh – Cuong Nguyen) |
Nằm cách trung tâm thành phố 10km về phía Đông Bắc, Sơn Trà Tịnh Viên từ lâu được biết đến là Khu bảo tồn tre trúc độc đáo ở Bán đảo Sơn Trà và cũng là duy nhất ở khu vực miền Trung. Nơi đây đang lưu giữ hơn 100 giống tre trúc các loại, trong đó có nhiều loại quý hiếm đang đứng trước nguy cơ bị tuyệt chủng. Chủ nhân của Sơn Trà Tịnh Viên là Đại đức Thích Thế Tường, ông đi tu từ năm 14 tuổi, gần nửa đời gắn bó với nhà Phật, triết lý sống giản đơn của thầy Tường là mong muốn làm việc gì đó có ích cho mọi người. Với ông, trồng tre vun trúc cũng là nhập thế cứu đời.
Bảo tàng Đồng Đình
Bảo tàng Đồng Đình, khu vườn của ký ức (Ảnh – Internet) |
Bảo tàng Đồng đình nằm trên địa thế dốc đứng phía thượng lưu đường Hoàng Sa, Bán đảo Sơn Trà Đà Nẵng, Khu vườn ký ức này đã tái hiện lại những nét cổ xưa, như một địa chỉ văn hóa độc đáo kết hợp hài hòa giữa bảo tồn không gian sinh thái rừng với không gian văn hóa nghệ thuật.
Nằm trên một vùng rừng đồi sát đường Hoàng Sa nhưng chủ dự án có chủ ý khai thác lợi thế giữa cảnh quan thiên nhiên rừng với các hiện vật chuyên đề trưng bày tại một khu nhà liên hoàn có kiến trúc kết hợp rất ấn tượng giữa truyền thống với hiện đại. Tại đây du khách có thể đến thư giản nghỉ ngơi và chiêm quan thế giới rừng cây cỏ được chủ dự án chăm chút khá hài hoà giữa công năng kiến trúc với công năng sinh thái. Bảo tàng làm theo một mô hình khu nhà vườn trung du xứ Quảng với cây trái và thảm cỏ tóc tiên xanh mướt được bố trí những lối đi nhỏ bằng đá lát chung quanh vườn. Những lối đi này tạo cho khách tham quan một cảm giác thư thái như được trở về khu vườn tuổi thơ của chính mình mà chủ dự án đã cố tạo nên và đặt tên cho nó là “Bảo tàng Đồng Đình – một khu vườn của ký ức”. Ký ức đó được tìm lại bằng chính hình ảnh cây đùng đình (có nơi gọi là cây đủng đỉnh ) một loại cây họ dừa thường xanh, mọc nhiều tại khu bảo tồn thiên Sơn Trà mà chủ nhân lấy đặt tên cho bảo tàng của mình. Một khu vườn rừng đá tảng dành cho nhóm bạn hoặc gia đình sau khi tham quan bảo tàng có thể thư thái ngồi nghỉ ngơi để nghe tiếng gió của lá và tiếng hót của chim rừng.
Ảnh – Internet |
Bảo tàng Đồng Đình là bảo tàng tư nhân đầu tiên ở Miền Trung được UBND thành phố Đà Nẵng cấp giấy phép hoạt động từ đầu năm 2011. Đây là bảo tàng tổng hợp trưng bày nhiều sưu tập do chủ dự án là NSUT Đoàn Huy Giao thực hiện.. Mục đích của Bảo tàng Đồng Đình không đặt trọng tâm thu lợi nhuận như một cơ sở kinh doanh thông thường, mà chủ yếu là tạo thêm một địa chỉ văn hoá khiêm tốn, góp phần nhỏ vào diện mạo văn hoá chung của thành phố Đà Nẵng. Bảo tàng vừa là nơi trưng bày các sưu tập về văn hoá nghệ thuật, vừa là nơi tổ chức các sự kiện nhỏ như trại sáng tác mỹ thuật và luân phiên trưng bày các tác phẩm mỹ thuật của các tác giả trong và ngoài nước.
Đỉnh Bàn Cờ
Đà Nẵng nhìn từ đỉnh bàn cờ (Ảnh – trungtinh07) |
Đường lên đỉnh núi quanh co uốn lượn là một hành trình mà bạn có thể trải nghiệm nhiều cảnh quan tươi đẹp và thơ mộng của bán đảo Sơn Trà. Con đường có lúc bám theo vòng cung bờ biển nên thơ với những bãi biển hoang sơ và có đoạn lại xuyên qua những tán cây um tùm xanh mướt. Cái nắng gió của biển xen lẫn vào chút ẩm ướt của cây rừng khiến cho hành trình lên Bàn Cờ thật nhiều cảm xúc.
Ảnh – Nguyen Anh Hoang |
Để lên tới khu vực đỉnh Bàn Cờ, bạn phải leo một đoạn cầu thang khá dốc, dựng đứng. Theo truyền thuyết, có hai vị tiên ông ngồi đánh cờ trên đỉnh núi Sơn Trà nhưng trong nhiều ngày vẫn bất phân thắng bại. Rồi một hôm, những tiên nữ bay xuống bãi biển để tắm, trong lúc lơ là nhìn tiên nữ vui đùa, một tiên ông đã bị đối thủ đánh bại. Bực mình, tiên ông dậm mạnh bàn chân lên tảng đá, đá văng bàn cờ xuống biển, rồi bay về trời. Theo truyền thuyết đó, người dân đã đặt một bức tượng Đế Thích ngồi một mình bên tảng đá có hình bàn cờ và đỉnh Bàn Cờ có tên từ đó.
Hải đăng Sơn Trà
Hải đăng Tiên Sa trên bán đảo Sơn Trà (Ảnh – Internet) |
Hải đăng Sơn Trà hay còn gọi là hải đăng Tiên Sa, nằm tại đỉnh Hòn Sơn Trà với độ cao khoảng 223m so với mặt nước biển, là một trong những ngọn hải đăng đẹp nhất Việt Nam, được xây dựng vào những năm 50 của thế kỷ XX do Pháp xây dựng. Hải đăng có đèn độc lập, giúp tàu thuyền hoạt động trong vùng biển Thừa Thiên Huế – Đà Nẵng có thể định hướng và định vị trí của mình. Ngọn hải đăng cao 15,6m, rộng trung bình 2,7m, với tầm nhìn địa lý là 14 hải lý, chiều cao tâm sáng là 238,4m.
Nhà Vọng Cảnh
Đứng từ đây bạn sẽ có thể thấy toàn cảnh đèo Hải Vân (Ảnh – hoa vang2012) |
Nhà Vọng Cảnh Sơn Trà (nhiều người còn gọi là Đài Vọng Cảnh) nằm ở độ cao hơn 600m so với mực nước biển, là điểm dừng chân trong chặng đường khám phá bán đảo Sơn Trà. Nhà Vọng Cảnh được xây dựng trên một mỏm đá nhô ra nên có một tầm nhìn rất tốt. Từ đây có thể nhìn thấy được Đảo Ngọc (Hòn Chỏ hay hòn Sơn Trà con), trạm Ra đa đối hải và đối không, đèo Hải Vân. Trước Nhà Vọng Cảnh còn có hình khỉ đá, biểu tượng của núi Sơn Trà (Monkey Mountain = Núi khỉ)
Sân bay trực thăng Sơn Trà
Sân bay trực thăng Sơn Trà (Ảnh – minhvs) |
Sân bay trực thăng Sơn Trà được xây dựng vào những năm 1965, quân đội Mỹ đã tiến hành xây dựng một số khu căn cứ quân sự để phục vụ cho mục đích xâm lược của mình trong đó có sân bay trực thăng hay còn gọi là sân bay dã chiến trên núi Sơn Trà. Sân bay trực thăng Sơn Trà có thể chứa cùng 1 lúc 16 máy bay, phục vụ cho việc vận chuyển vũ khí, phương tiện, lương thực và binh lính. Đây cũng là nơi chuyên chở xác những lính mỹ bị tử nạn sau khi được xử lý họ đưa về tại hạm đội 7 ngoài Biển Đông để đưa về Mỹ. Khi hòa bình lập lại, dấu tích này vẫn còn lưu giữ đến bây giờ, hiện tại sân bay là một khoảng đất trống tương đối bằng phẳng và nhiều cỏ hoang mọc, trong tương lai sân bay trực thăng sẽ được chỉnh trang lại để phục vụ khách du lịch tham quan
Trạm Rada Sơn Trà
Trạm Rada trên bán đảo Sơn Trà (Ảnh – Hùng Vũ) |
Trạm Rada trên bán đảo Sơn Trà (Trạm rađa 29 -Trung đoàn rađa 290 – Sư đoàn Phòng Không Không Quân 375) nằm ở độ cao 621m so với mực nước biển, trên đỉnh núi Sơn Trà, được mệnh danh là “mắt thần Đông Dương” với bán kính quan sát của hệ thống lên đến 300km. tầm quét sóng có thể kiểm soát cả khu vực Đông Dương đến cả Hồng Kong và đảo Hải Nam. Trạm Rada này do Mỹ xây dựng vào những năm 60. Nhìn từ xa các bạn sẽ thấy Trạm Rada như 2 quả cầu trắng như 2 quả bóng khổng lồ nằm giữa đại ngàn (nên người địa phương thường gọi là quả cầu trắng hay quả bóng khổng lồ). Vỏ ngoài của hai quả cầu bằng chất liệu composit, sơn màu trắng.
Đến năm 1990, Cục Hàng không dân dụng Việt Nam đã đầu tư xây dựng mới thêm 1 trạm ra đa quản lý không lưu đối với các máy bay dân dụng (quả cầu mới – quả cầu thứ 3). Hiện tại 2 rada là thuộc quản lý của quân chủng Phòng không Không quân và 1 rada thuộc Ngành hàng Không dân dụng Việt Nam.
Bãi Bắc
Tại Bãi Bắc hiện đã được xây dựng thành khu resort cao cấp Inter Continental (Ảnh – Internet) |
Bãi Bắc, bãi hướng về phía Đông Bắc, dân địa phương thường quen gọi bãi Bấc, bãi này có hai gành Đông và gành Tây, nơi đây từ khoảng tháng 10 đến tháng 11 âm lịch hàng năm, có rất nhiều rong biển màu xanh sẫm bám trên các tảng đá dọc theo hai gành. Dân địa phương gọi là “mứt”, một đặc sản khá ngon, ăn sống cũng được, nấu chín cùng với cá cơm mờm hay cá khoai ăn cũng khá thú vị. Do cảnh đẹp nơi đây là Tập đoàn SunGroup đã chọn và xây dựng 1 khu du lịch đẳng cấp 5 sao mang tên là Inter Continental Resort – được đánh giá là một trong những resort sạng trọng mới của Châu Á 2013
Ghềnh Bàng
Ghềnh Bàng Sơn Trà là một điểm du lịch ít được người biết đến, nhưng lại là điểm du lịch được dân du lịch bụi thích thú, đặc biệt là dân thích “lặn bụi”. Nơi đây là một địa điểm rất thú vị cho những ai khoái du lịch “bụi” và những người trẻ tuổi có chút “máu” mạo hiểm. Ít ai biết rằng mặt nước bãi biển hoang sơ Ghềnh Bàng lại ẩn chứa nhiều san hô và cá biển đủ màu sặc sỡ.Nếu bạn muốn tự khám phá thì chi phí sẽ là 1 đôi giày tốt, 1 đôi găng tay hở ngón để bấu víu, leo trèo lên xuống, dò dẫm nhẹ nhàng trên những tảng đá chìm, nổi bám đầy hà sắc như dao cạo, đoạn đường “gian khổ” này chỉ khoảng 20m trong tổng quãng đường leo trèo khoảng 2km. Khi bạn đi đến được chỗ nước ngập ngang ngực, nước biển trong suốt như pha lê, bên dưới là rặn san hô lớn nhỏ, ẩn hiện là bạn đã thành công.Bạn có thể đến bên rặn san hô theo cách nhẹ nhàng, không đau đớn, không bị hà đâm, ít mạo hiểm là thuê tàu chở ra đó, giá ngày lễ khoảng 1 triệu đồng/1 chuyến, có thể dao động lên xuống tùy khách và sự mặc cả của bạn nữa.
Trên bãi đá rộng chỉ có một vài hàng quán nhỏ phục vụ các nhóm đi chơi dã ngoại với giá cả khá mềm. Chẳng may bạn không có máu “sát cá” và coi chuyện đi câu là phù phiếm rủi may thì có thể ngồi ở chòi tranh ngắm biển và gọi món nhắm hải sản. Ở đây có thể có những món ngon đặc trưng như nộm sứa, mực hấp, cá hấp tươi ngon… vừa từ những thuyền bè làng chài ở ghềnh Rạng mang lên như những quà tặng biển khơi dưới chân sóng Sơn Trà.
Khu du lịch Bãi Cát Vàng
Khu du lịch Bãi Cát Vàng (Ảnh – Bridge Magazine) |
Khu du lịch Bãi Cát Vàng thuộc bán đảo Sơn Trà Đà Nẵng, hiện có diện tích đưa vào khai thác gần 10.000 m2, được thiên nhiên ưu ái cho bãi cát dài uốn mình bên làn nước biển trong veo, mát lạnh, bao quanh là khung cảnh núi rừng kì vĩ, xanh ngát. Bên cạnh những hoạt động quen thuộc như tắm biển, du khách còn được trang bị đầy đủ kính lặn, ống thở, áo phao để lặn ngắm những rặng san hô kì ảo hoặc được cấp cần câu để câu cá, mò bắt ốc biển, bào ngư…Nơi đây còn cung cấp những dịch vụ như cho thuê thuyền Kayak ( loại thuyền một người chèo), thuyền thúng hoặc ca-nô để du khách thoả sức khám phá trên biển. Các hoạt động thể thao biển hấp dẫn như kéo thuyền chuối ( ngồi trên thuyền hình chuối để ca-nô kéo), đu mình trên dây (dây cáp chắc chắn được nối từ bờ với hệ thống ròng rọc, khách chỉ việc bám vào tay cầm đề đu mình ra chỗ nước xa, thả mình xuống để tận hưởng cảm giác “rất Yo-most”) hoặc được đi quăng lưới, bắt vịt với ngư dân bản địa….chắc chắn sẽ thoả mãn bất kì người khách khó tính nào khi đặt chân đến đây.
Chùa Linh Ứng
Cổng chính chùa Linh Ứng – Bãi Bụt (Ảnh – Optimus Prime) |
Chùa Linh Ứng – Bãi Bụt, Sơn Trà- Đà Nẵng là một trong ba ngôi chùa cùng mang tên Linh Ứng ở Đà Nẵng. Không rõ là do vô tình hay do chữ duyên mà cả ba ngôi chùa đều được tọa lạc trên những vị thế đắc địa của thành phố Đà Nẵng, tạo thành một tam giác linh thiêng trong thành phố. Đó là chùa Linh Ứng Non Nước, nằm trên hòn Thủy Sơn của ngọn núi Ngũ Hành Sơn. Chùa Linh Ứng Bà Nà, nằm trên chót vót núi cao của địa danh nghỉ mát “Đà Lạt của miền Trung” và Linh Ứng Bãi Bụt, Sơn Trà, nằm lưng chừng núi – bán đảo Sơn Trà. Linh Ứng Tự Bãi Bụt là ngôi chùa to nhất, mới nhất và đẹp nhất trong 3 ngôi chùa.
Chùa Linh Ứng (Ảnh – trungtrinh_201) |
Chùa Linh Ứng – Bãi Bụt sừng sững trên khu đất rộng 20 ha của núi Sơn Trà với những hạng mục chánh điện, nhà tổ, giảng đường, tăng đường, thư viện, nhà ăn, nhà cầu, vườn tượng các vị la hán và hiện còn xây dựng công trình chưa hoàn tất. Ngôi chùa mang một phong cách hiện đại kết hợp với tính truyền thống vốn có của chùa chiền Việt Nam. Bước lần hơn hai mươi bậc thềm đá để bước vào cổng chánh điện. Tại cổng chính là hai câu:
“Linh ứng sở cầu như ý nguyện
Sơn Trà Bãi Bụt thật hiển linh.”
Ảnh – May Bien |
Ngôi chánh điện được lợp ngói mái uốn cong có hình rồng, những cột trụ to, vững chắc bao quanh bởi những con rồng uốn lượn rất tinh xảo. Đây là một biểu tượng truyền thống muôn đời nay của dân tộc ta. Điện chính có sức chứa lớn, là nơi trang nghiêm và thanh tịnh nhất. Chính giữa thờ tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni, bên phải thờ Quan Thế Âm Bồ Tát, và bên trái thờ Địa Tạng Vương Bồ Tát, cả ba pho tượng đều được làm bằng đồng. Bốn vị Thần Long Hộ Pháp cùng 18 vị La Hán được sắp xếp thành hai hàng hai bên đường theo một quy luật, bảo vệ cho chính điện. Mỗi vị là một hiện thân của những cung bậc cảm xúc khác nhau “hỉ, nộ, ái, ố” của con người khiến khung cảnh ở đây trở nên sinh động vô cùng. Đây là một trật tự mang tính quy củ và ý nghĩa tâm linh. Du khách nào từng đặt chân đến chùa Linh Ứng đều không khỏi trầm trồ khi chiêm ngưỡng những pho tượng La Hán được khắc họa tinh tế, sắc cạnh nhưng không kém phần mềm mại này. Hoà thượng Thích Thiện Nguyện cho biết sau lễ khánh thành sẽ tiếp tục xây dựng thêm tượng Phật nhập Niết bàn dài 108m; “Tứ trọng tâm” (gồm “Vườn Lâm Tỳ Ni” khi Phật đản sanh; “Bồ Đề đạo tràng” khi Phật thành chính quả; “Vườn Lộc uyển” khi Phật thuyết pháp và Phật nhập Niết bàn) và giảng đường cho hàng ngàn tăng chúng phật tử tu tập. Dự kiến sẽ kéo dài trong 4 năm nữa mới hoàn nguyện. Đây là công trình in đậm dấu ấn phát triển của Phật giáo Việt Nam thế kỷ 21. Điểm nổi bật của ngôi chùa này là tượng Phật Bà Quan Âm lộ thiên tọa lạc trên ngọn đồi cao hơn 100 m, nhìn về Tổ đình Linh Ứng Ngũ Hành Sơn.
Tượng Bồ Tát cao nhất Việt Nam (Ảnh – Lư Quyền) |
Điểm nhấn quan trọng của Chùa Linh Ứng Bãi Bụt là tượng Phật Quán Thế Âm được xem là cao nhất Việt Nam (67m). Tượng đứng tựa lưng vào núi mặt hướng ra biển, một tay bắt ấn tam muội, tay kia cầm bình nước cam lồ như rưới an bình cho những ngư dân đang vươn khơi xa, mang theo bao lời cầu mong về một vụ mùa sóng yên biển lặng và quốc thái dân an.
Công trình hoành tráng này do điêu khắc gia Thụy Lam và điêu khắc gia Châu Viết Thạnh thi công. Trên mão tượng Quán Thế Âm có tượng Phật Tổ cao 2m. Có đường kính tòa sen rộng 35m. Đường kính trong lòng tượng rộng 17m, chiều cao có 17 tầng và mỗi tầng đều có bệ thờ tổng cộng 21 bức tượng Phật với hình dáng vẻ mặt tư thế khác nhau gọi là “Phật trung hữu Phật”. Ngoài các cửa thông gió, tầng 17 trên cùng có cầu thang thông lên đỉnh đầu tượng. Dưới chân đài sen của bức tượng luôn thu hút rất đông du khách và phật tử tới lễ Phật và thưởng ngoạn nét đẹp từ bi của bức tượng có một không hai này. Cảnh quan gian chính điện kết hợp với bức tượng Phật Quan Thế Âm tạo